Thị trường bất động sản hoang mang với thuế

Một ngôi nhà, trước đề xuất áp thuế GTGT sẽ chỉ chịu thuế trước bạ (0,5%) và thuế thu nhập cá nhân (2%), tức chỉ đóng 2,5%. Nếu bị áp GTGT lên quyền sử dụng đất, vô hình chung giá sẽ tăng thêm 12% nữa.

Đó là những lo ngại của ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam trước đề xuất về thuế GTGT chuyển quyền sử dụng đất của Bộ Tài chính.
   



Đánh thuế GTGT đối với chuyển quyền sử dụng đất sẽ không phù hợp với bản chất của loại thuế này.

Thuế GTGT chuyển quyền sử dụng đất là sai bản chất

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về đề xuất sửa đổi 5 Luật Thuế gồm: Thuế GTGT; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế tài nguyên.

Theo VCCI, đất đai hay quyền sử dụng đất không phải là hàng hóa, dịch vụ. Trong khi GTGT là loại thuế “tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Do đó, việc đánh thuế GTGT đối với chuyển quyền sử dụng đất sẽ không phù hợp với bản chất của loại thuế này.

Xem thêm: >> dự án 83 hào nam

VCCI cho rằng, theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải nộp thuế GTGT dựa trên “giá bán bất động sản chưa thuế trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước”.

Tờ trình của cơ quan soạn thảo đưa ra lý do chính để đánh thuế GTGT đối với chuyển quyền sử dụng đất là vì “khó khăn do không có cơ sở hoặc không xác định được thế nào là giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách”. VCCI dẫn chứng, theo Điều 3 của Luật Thương mại, đất đai hay quyền sử dụng đất không phải là hàng hóa, dịch vụ. Theo Điều 2 của Luật Thuế giá trị gia tăng, đây là loại thuế “tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Do đó, việc đánh thuế GTGT đối với chuyển quyền sử dụng đất sẽ không phù hợp với bản chất của loại thuế này.

Lo ngại thuế chồng thuế

Đồng thuận với góc nhìn của VCCI, ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng Giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế Deloitte Việt Nam cho rằng, bản chất của giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa dịch vụ lưu thông tiêu dùng. Khi nhìn nhận như vậy, quyền sử dụng đất theo luật Thương mại không được xem là hàng hoá thông thường. Bản chất quyền sử dụng đất là quyền về pháp lý, tương tự hàng loạt quyền khác như quyền sở hữu trí tuệ, quyền mua bán ngoại tệ… vốn không nằm trong đối tượng chịu thuế GTGT.

Còn theo LS Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP HCM, hiện giao dịch về chuyển quyền các bên đã phải chịu thuế Thu nhập cá nhân và Lệ phí trước bạ. Các thuế và lệ phí này cũng đã “tương đối” rồi nên việc tiếp tục áp dụng thuế GTGT khi chuyển quyền sử dụng đất là “thuế chồng thuế” và không phù hợp với quy luật của xã hội cũng như quy định pháp luật.

“Hiện người dân có nhu cầu về nhà ở rất cao và họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận mua nhà ở vì thu nhập của người dân chỉ ở mức trung bình, rất khó tiếp cận việc mua nhà ở. Do đó, nếu “áp dụng thuế GTGT lên tới 12% khi chuyển quyền sử dụng đất thì lúc này giá nhà đất sẽ đội lên cao hơn rất nhiều khiến người dân càng khó khăn hơn trong việc mua nhà. Đồng thời các tổ chức kinh doanh bất động sản cũng khó khăn hơn”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, mức thuế này sẽ mâu thuẫn với mong muốn có nhà ở của người dân.
Read more…

Cách hóa giải 2 của đối nhau theo bát trạch minh cảnh

Muốn xóa bỏ thế hai cửa đối nhau cách làm tốt nhất là trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc”

“Kinh Lỗ Ban” ghi rằng: “Hai nhà không thể đối diện nhau vì như thế sẽ có một chủ bị suy và nhà bị dữ”. Nhưng ngày nay, thành phố chật hẹp, người đông, nhiều nhà cao tầng chuyện đối cửa khó tránh khỏi, nếu phạm vào điều kiêng kỵ này thì sẽ hóa giải bằng cách nào?

 
nhà 2 cửa đối nhau
Hóa giải thế cửa chính hai nhà đối nhau – Archi
Hai cửa chính đối diện nhau là thế cửa không tốt cho ngôi nhà.
Có không ít người quan tâm tới điều này, có người treo gương: Tam xoa, bát quái, bạch hổ để hóa giải Phong thủy,nhưng làm như vậy lại gây lo lắng cho nhà đối diện vì vậy hai bên cần tìm cách hóa giải.
Cũng có một số gia đình, vì cố muốn nhà được tốt mà làm ảnh hưởng tới nhà đối diện, gia chủ không nên dùng các cách hóa giải như: dùng bùa ngải, dùng gương phản, tượng đá, treo đầu thú… vì các cách trên đều làm cho việc hóa giải của hai gia đình không bao giờ kết thúc, hai bên cùng tìm cách hóa giải, không ai chịu kém ai, gây nên bất hòa.
Ví dụ, một nhà dùng đầu sư tử để hóa giải, nhà đối diện lại dùng hai thanh kiếm đan chéo nhau hóa giải. Như thế sẽ có một nhà bị lụi, bởi thanh kiếm có nguy cơ gây hại cho chiếc đầu sư tử. Vì thế mà việc hóa giải của hai gia đình sẽ kéo dài mãi.
Tuy nhiên, việc hai cửa đối nhau không quá nghiêm trọng và khó hóa giải như vậy. Do đó gia chủ không nên lo lắng nếu chẳng may ngôi nhà bị rơi vào thế cửa xấu này.
Muốn xóa bỏ sự uy hiếp về tâm lý “Hai cửa đối nhau” lại vừa không để hàng xóm có cửa đối cửa với mình bị mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” (Trời ban phúc bốn phương), “Ngũ Phúc Lâm Môn” hoặc “Thiên Quan Thí Phuớc “ hoặc “Cát Tinh Cao Chiếu”. Như thế cả hai nhà cùng có phúc lớn trời ban.
Read more…