Nhà hướng Đông nên chọn bếp hướng nào?

Hỏi: Nhà tôi đang xây hướng chính Đông. Chồng tôi sinh năm 1983 Quý Hợi. Xin hỏi chúng tôi nên đặt bếp hướng nào thì tốt? Hiện tại khu bếp chúng tôi đã xây ở cạnh sau phòng ngủ.

(Lý Thảo Hiền) 
Trả lời:
Chồng bạn sinh năm 1983 thuộc cung Cấn
Hướng nhà Đông thuộc cung Chấn
Như vậy phạm hướng Lục sát
Xem thêm:>> the terra an hung
Chọn hướng bếp cho nhà hướng Đông cần dựa vào tuổi của chủ nhà theo
bát trạch kết hợp huyền không phi tinh. Ảnh minh họa
Hóa giải không hợp hướng trường hợp này:
Phương pháp 1 thông dụng nhất: Có thể sử dụng gương bát quái lồi (có khai quang trì chú) treo trước cửa để trấn không hợp hướng. Tại các cửa hàng phong thủy hay tại Trung tâm phong thủy hiện đại (www.phongthuyhiendai.vn) chúng tôi có bán loại gương này có khai quang tại chùa với tên tuổi, địa chỉ của từng khách hàng cụ thể.
Phương pháp 2: Dùng hướng bếp để hóa giải theo Bát trạch. Có thể đặt bếp theo hướng Diên niên của chồng bạn là hướng Tây để hóa giải hướng nhà phạm Lục sát. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi cách này phải đặt bếp vào vị trí tốt theo Huyền không phi tinh thì bếp mới phát huy được hiệu quả. Còn nếu chỉ xoay hướng thôi thì chưa đủ mạnh để hóa giải hẳn hướng xấu. Nếu bạn đã xây nhà bếp cạnh phòng ngủ thì chú ý tránh bếp đặt gần với đầu giường, tránh để bếp nhìn ra cửa phòng, không đặt sát cửa sổ quá…
Nhật Lâm (Trung tâm phong thủy hiện đại)

Phong thủy bài trí tiểu cảnh sân vườn

Một không gian tiểu cảnh mini trước nhà bên cạnh lối đi, dưới cầu thang hay góc nhà... có thể đem đến một chút hơi thở của thiên nhiên, tạo không gian thư giãn tinh tế. Tuy nhiên trong phong thủy có một số điều cần lưu ý để mang thiên nhiên vào các mặt bẳng mà không làm ảnh hưởng xấu đến không gian sống:

Vị trí đặt tiểu cảnh hợp phong thủy
Phong thủy coi tiểu cảnh là một dạng khí chất tốt lành, mang lại những cát tường may mắn cho gia chủ. Do đó, khi xét về Địa Khí nên đặt tiểu cảnh tại vùng trường khí tốt, có các cát thần khí tọa vị như Dương Quí, Thiên Mã, Tài Lộc, Đào Hoa. Ngược lại, không nên đặt tiểu cảnh tại vùng Âm quí và tuyệt đối không đặt tại những vùng trường khí xấu có các hung sát khí tọa vị như Thiên Hình, Đại Sát. Riêng sát khí Độc Hỏa lại phù hợp với việc đặt tiểu cảnh nước, lúc này tiểu cảnh nước trở thành vật khí trấn sát Hỏa tinh.
Cách phân định địa khí: quy lí mặt bằng thành các hình chữ nhật hoặc hình vuông và chia làm 9 vùng bằng nhau, các vùng đều có diện tích bằng khoảng 1/9 diện tích mặt bằng.
Việc đặt tiểu cảnh cũng phải dựa trên nguyên lí tĩnh, động của Thiên khí trong mặt bằng. Tiểu cảnh có thành phần nước là chủ yếu gọi là tiểu cảnh nước, chủ về động nên phải đặt tại những vùng có Hướng tinh vượng; Tiểu cảnh có thành phần núi đá, cây xanh chủ về tĩnh nên phải đặt tại những vùng có Sơn tinh vượng. Sơn tinh vượng hay Hướng tinh vượng đều là những khu vực mà Thiên khí có chứa các vượng tinh của đại vận hiện tại.
Ví dụ, chúng ta đang sống tại đại vận 8, nhà cửa được xây dựng hoặc nhập trạch trong khoảng từ năm 2004 đến năm 2023 thì các vượng tinh là 8, 9, 1. Còn nếu là đại vận 9, nhà cửa được xây dựng hoặc nhập trạch trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến năm 2043 thì các vượng tinh là 9, 1, 2. Việc đặt tiểu cảnh hoàn toàn không dựa theo bản mệnh ngũ hành nạp âm của trạch chủ hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình.
Chuyên gia phong thủy khi biết chính xác được ngày, giờ, tháng, năm sinh thì sẽ lập ra được tứ trụ, chi tiết bát tự, xét được ngũ hành cần bổ khuyết. Trên cơ sở đõ sẽ tư vấn đặt tại sơn tuổi của cá nhân cần bổ khuyết. Theo đó, tiểu cảnh chủ yếu là cây xanh nếu cá nhân đó suy Mộc, khuyết Mộc; tiểu cảnh chủ yếu là núi đá nếu cá nhân đó suy Thổ, khuyết Thổ hoặc tiểu cảnh chủ yếu là nước nếu cá nhân đó suy Thủy, khuyết Thủy.
Chính từ những cơ sở đó chúng ta thấy rằng tiểu cảnh dù là tiểu cảnh khô hay tiểu cảnh nước đều cần phải sạch sẽ. Tiểu cảnh nước thì tuyệt đối tránh nước bẩn, tù đọng, còn tiểu cảnh núi thì phải có cây xanh tươi tốt vì không có cây xanh gọi là tử sơn, núi chết.
Một số lưu ý khi bố trí tiểu cảnh
Nên chọn loại cây trồng đảm bảo hài hòa Âm Dương với màu sắc ngôi nhà, ví dụ cây lá sẫm nổi bật bên nhà màu sáng, hay nhà vốn sậm màu thì nên bổ sung cây lá sáng để cân bằng lại. Trong trường hợp cây cối rậm rạp tạo nên nhiều mảng tối thì vào ban đêm cần bổ sung đèn chiếu sáng, đèn pha sân vườn để giảm bớt âm tính của tiểu cảnh.
Những loại cây thích hợp trồng quanh ao, hồ: thủy trúc, chuối cảnh, dừa cảnh, dương xỉ... Trong hồ nên trồng hoa súng, tán lá rộng toả trên mặt nước sẽ giúp cho cá nuôi trong hồ ít chịu tác động của thời tiết do mực nước nông.
Đối với nhà phố hay chung cư có diện tích nhỏ, không đủ để thiết kế hồ nước và trồng cây lớn, việc đặt non bộ trong nhà cũng có thể gây ẩm thấp, chính vì thế chỉ nên dùng bể cá, loại bể thuỷ sinh là tốt nhất.
Hình thái tiểu cảnh chia theo hình dáng và thuộc tính vật chất theo nguyên lí ngũ hành:
1. Tiểu cảnh hình kim:

 
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình kim 
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình kim là núi có phần đỉnh nhô lên như hình bán nguyệt
Tiểu cảnh hình kim sẽ chủ về việc có quý nhân mang lại quan vị, thuận lợi cho công nhân viên chức hay nhân viên hành chính. Đặc biệt có lợi cho phát triển công việc liên quan đến xe hơi, đồ vật bằng kim khí, khai thác mỏ bằng kim loại, máy móc cơ giới, chuyên viên về biển, thủy sản, du lịch, vận chuyển, âm nhạc…
2. Tiểu cảnh hình Mộc
 
tiểu cảnh hình Mộc 
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình mộc  
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình mộc là núi có hình dạng cao thẳng lên và phần đỉnh tròn
Tiểu cảnh hình Mộc chủ về việc xuất văn nhân hoặc có quý nhân mang lại tiếng tăm, thuận lợi cho nhân viên làm văn thư, đặc biệt thuận lợi cho những người làm các công việc: Kính đeo mắt, mỹ phẩm, đồ trang sức, bác sĩ tâm lý, diễn thuyết, quảng cáo, điện khí, điện tử, văn hóa, đồ mộc, cây xanh…
3. Tiểu cảnh hình thủy
tiểu cảnh hình Thủy 
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình thủy  
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình thủy là hình núi có phần nhô lên hạ xuống như sóng lượn
Tiểu cảnh hình thủy chủ về người trong nhà có trí tuệ, được quý nhân mang lại tài phú. Rất thuận lợi cho người làm việc bằng trí óc, mua bán cổ phiếu, y khoa, chế tác đồ gỗ, văn học, xuất bản, thuốc men, trồng trọt, giấy…
4. Tiểu cảnh hình thổ
 
 
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình thổ  
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình thổ là hình núi trải ra, đỉnh núi bằng phẳng
Tiểu cảnh hình thổ chủ về người trong nhà có quý nhân phù trợ mang lại tài lộc. Rất thuận lợi cho các công việc xây dựng nhà cửa, đất đai, vật liệu kiến trúc, khai thác quặng mỏ, môi giới…
5. Tiểu cảnh hình hỏa
 
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình hỏa 
Tiểu cảnh có Núi thuộc hình hỏa là đỉnh núi lởm chởm, nhìn
như hình tam giác, đỉnh núi nhọn hoắt
Tiểu cảnh hình hỏa chủ về bất lợi với tài vận, tiền bạc không tích tụ, hoặc vì tiền bạc mà xảy ra tranh chấp, bị thi phi và kiện tụng. Nói chung núi hình hỏa rất hung, không nên ở gần núi hình hỏa. Loại núi này bất lợi cho các công việc điện khí, điện tử, đồ trang sức, xây dựng, bất động sản…
Chuyên gia phong thủy Song Hà
(Theo Tuổi trẻ online) 

Cách hóa giải 2 của đối nhau theo bát trạch minh cảnh

Muốn xóa bỏ thế hai cửa đối nhau cách làm tốt nhất là trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc”

“Kinh Lỗ Ban” ghi rằng: “Hai nhà không thể đối diện nhau vì như thế sẽ có một chủ bị suy và nhà bị dữ”. Nhưng ngày nay, thành phố chật hẹp, người đông, nhiều nhà cao tầng chuyện đối cửa khó tránh khỏi, nếu phạm vào điều kiêng kỵ này thì sẽ hóa giải bằng cách nào?

 
nhà 2 cửa đối nhau
Hóa giải thế cửa chính hai nhà đối nhau – Archi
Hai cửa chính đối diện nhau là thế cửa không tốt cho ngôi nhà.
Có không ít người quan tâm tới điều này, có người treo gương: Tam xoa, bát quái, bạch hổ để hóa giải Phong thủy,nhưng làm như vậy lại gây lo lắng cho nhà đối diện vì vậy hai bên cần tìm cách hóa giải.
Cũng có một số gia đình, vì cố muốn nhà được tốt mà làm ảnh hưởng tới nhà đối diện, gia chủ không nên dùng các cách hóa giải như: dùng bùa ngải, dùng gương phản, tượng đá, treo đầu thú… vì các cách trên đều làm cho việc hóa giải của hai gia đình không bao giờ kết thúc, hai bên cùng tìm cách hóa giải, không ai chịu kém ai, gây nên bất hòa.
Ví dụ, một nhà dùng đầu sư tử để hóa giải, nhà đối diện lại dùng hai thanh kiếm đan chéo nhau hóa giải. Như thế sẽ có một nhà bị lụi, bởi thanh kiếm có nguy cơ gây hại cho chiếc đầu sư tử. Vì thế mà việc hóa giải của hai gia đình sẽ kéo dài mãi.
Tuy nhiên, việc hai cửa đối nhau không quá nghiêm trọng và khó hóa giải như vậy. Do đó gia chủ không nên lo lắng nếu chẳng may ngôi nhà bị rơi vào thế cửa xấu này.
Muốn xóa bỏ sự uy hiếp về tâm lý “Hai cửa đối nhau” lại vừa không để hàng xóm có cửa đối cửa với mình bị mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” (Trời ban phúc bốn phương), “Ngũ Phúc Lâm Môn” hoặc “Thiên Quan Thí Phuớc “ hoặc “Cát Tinh Cao Chiếu”. Như thế cả hai nhà cùng có phúc lớn trời ban.

Người mệnh "Thổ" chọn màu sơn nhà gì trong năm 2018?

Theo phong thủy, chọn lựa màu sắc trang trí cho ngôi nhà phù hợp với mệnh tạo tinh thần vui vẻ và giúp gia chủ có cảm giác an toàn. Vậy gia chủ mệnh Thổ nên chọn sơn nhà màu gì để rước may mắn tài lộc? 


Người mệnh Thổ có năm sinh vào các năm 1946 – 1947, 1960 – 1961, 1968 – 1969, 1976 – 1977, 1990 – 1991, 1998 – 1999,… Với những người mệnh Thổ, có màu bản mệnh là tông màu vàng nhạt, vàng nâu, nâu đất nên có thể sử dụng những màu này để sơn, trang trí nhà.


Người mệnh Thổ nên chọn sơn nhà màu gì trong năm 2018?
 
Màu vàng vui vẻ là màu của hoàng gia, tiền tài may mắn. Khi sử dụng sắc vàng tươi tắn trong phòng ngủ, giúp gia chủ có tinh thần tốt, luôn lạc quan yêu đời.

Gam màu trung tính nóng như cam nhạt, nâu nhạt, vàng nhạt, xám nâu vừa phù hợp với không giansống của gia chủ mệnh Thổ, vừa được người Việt Nam ưa chuộng. Chúng được sử dụng khá nhiều trên các mảng tường, sàn, trần, gắn với sự ấm cúng, mộc mạc và mang lại cảm giác sạch sẽ.

Người mệnh Thổ nên chọn sơn nhà màu gì trong năm 2018?
 
Màu nâu là màu đất, màu của sự tĩnh lặng. Màu nâu là một gam màu tối nên rất ít được lựa chọn sử dụng để sơn phòng ngủ hay sơn nhà. Tuy nhiên nếu gia chủ biết cách kết hợp giữa màu sơn và những đồ vật trong phòng sẽ đem lại kết quả ngoài sức tưởng tượng của bạn. Màu nâu đậm chỉ nên nhấn vào vài vị trí nhỏ như một mảng tường đặc biệt, ghế sofa, bộ bàn ghế ăn, gối, thảm hoặc các vật dụng trang trí.

Người mệnh Thổ nên chọn sơn nhà màu gì trong năm 2018?
 
Theo Ngũ hành tương sinh, Hỏa sinh Thổ nên bạn còn có thể chọn những màu sắc tương hợp của hành hỏa như màu đỏ, hồng. Mộc khắc Thổ, bởi vậy những màu của mệnh Mộc gia chủ mệnh Thổ không nên dùng như: màu xanh lá, màu xanh nõn chuối, màu xanh lam,…

Không gian nội thất dành cho người mệnh thổ thường khá đơn giản, mộc mạc, không cầu kỳ, ít phá cách và được bài trí tự nhiên, gọn gàng, ngăn nắp.  Vật liệu đất, đá, gạch, sỏi, sành sứ, bê tông thường phù hợp với không gian này, nhờ chất mộc mạc và khả năng kết nối ngôi nhà với môi trường tự nhiên.

Một ngôi nhà có phong thủy tốt phải được phối màu sơn theo phong thủy và màu nội thất hài hòa nhiều màu sắc, được bố trí sắp đặt hợp lý và đạt được sự cân bằng trong không gian sử dụng (không nên sử dụng nhiều màu sắc nóng quá, hoặc nhiều màu sắc lạnh quá).
Châu An (TH)

Bàn về chữ "Thủy" trong thiết kế căn hộ chung cư

Khoa học phong thủy đúc kết rằng, một khu đất tốt phải hội tụ được hai yếu tố “tàng phong, tụ thủy”.Thủy không những đại diện cho trí tuệ mà còn quản lý tài lộc công danh.Mộtdự án chung cư mà bên phải tòa nhà có dòng sông hay bờ biển là đạt được thanh long đắc vị. 


1. “Nhất đắc thủy, nhì tàng phong”

Người mua nhà trước khi nghiên cứu về căn hộ của mình cần phải có cái nhìn tổng thể về khu đô thị và tổ hợp công trình để từ đó chọn cho mình tòa nhà tốt nhất. Một khu đất tốt sẽ sinh ra vượng khí cho cả chung cư, và vượng khí đó sẽ được phân phối đến từng căn nhỏ. Một khu đất không tốt hoặc bố cục quần thể trái ngược phong thủy sẽ tàng ẩn những mầm mống hung hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cư dân.

Theo phong thủy, một dự án chung cư mà bên phải tòa nhà có dòng sông hay bờ biển là đạt được thanh long đắc vị. Nước quanh co, bao bọc theo dạng hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông hay uốn lượn là cát thủy, kim ngọc mãn đường. Nước đâm thẳng vào nhà, gấp khúc lởm chởm hoặc quay lưng, chảy xiết là hung thủy, hao tài, thị phi, bất trắc. Nước càng sâu càng trong thì tài càng hưng vượng. 

Phía trước tòa nhà là minh đường. Minh đường cần rộng rãi thoáng đãng, nếu có hồ nước tại đây thì gọi là minh đường tụ thủy, tài lộc dồi dào. Những tòa chung cư quay mặt ra hồ hoặc bên phải có dòng nước khơi thông là có lợi thế phong thủy. Tuy nhiên, dòng nước cần phải sạch sẽ, nếu chỉ là mương nước thải thì ngược lại, ảnh hưởng đến đắc vị thanh long, gây phản tác dụng, có thể đậy nắp mương hoặc trồng cây xanh tạo thành bình phong hóa sát.

Phía sau tòa nhà là huyền vũ. Huyền vũ cần cao ráo. Nếu chung cư tựa lưng vào núi hay tựa lưng vào tòa nhà cao hơn thì được cát lợi. Nếu sau lưng là dòng nước, thế đất thấp hơn đằng trước, thì tòa nhà đó không tốt, nhiều thứ bất ổn, khó được bình an.

Bàn về chữ “thuỷ” trong căn hộ chung cư
Một tòa nhà nhìn về phía bắc thì tòa nhà đó có hướng thủy vượng. Khí thủy từ phương bắc sẽ tác động đến xung khắc của toàn nhà và ảnh hưởng đến các căn hộ. Với những tòa nhà hướng này, tuyệt đối không sơn màu đỏ, mái nhọn, họa tiết lởm chởmvì đó là tượng hình của hỏa, sẽ bị thiên khí xung phá, khó tranh tai họa.

Sau khi quan sát và lựa chọn được tòa nhà cát lợi, người mua nhà hãy quan tâm sâu hơn đến phong thủy căn hộ. Một căn hộ tốt về phong thủy phải nằm trong một tòa nhà vượng khí.

2. “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”

Sơn là lưng nhà, ngược với hướng nhà. Tọa hướng của nhà ảnh hưởng đến sức khỏe và số lượng nhân đinh, còn hệ thống dẫn thủy lại quyết định đến tài lộc của gia chủ.
Một căn hộ có cửa mở về phía bắc tính từ tâm nhà là một căn hộ có ngũ hành hướng thủy. Nếu sơn cửa màu xanh, họa tiết uốn lượn, thảm xanh hoặc đen, nhà lát gạch xanh thì đón được thiên khí, năng lượng dồi dào, giúp cho sức khỏe và tài lộc được hưng vượng. Ngược lại, nhà hướng này sơn cửa màu đỏ, họa tiết tam giác, nền đỏ, thảm đỏ thì tiền mất tật mang vì đó là những thứ đại diện cho hành hỏa, chống lại thiên khí, dễ bị suy vong.

Vì thủy uyển chuyển, vận động không ngừng nên có thủy vào và thủy ra, thủy đi và thủy đến. Trong phong thủy hiện đại, tại nội khu từng tầng, lối đi được coi là thủy. Hành lang trước căn hộ, phía dài hơn là thủy đến, phía ngắn hơn là thủy đi, nếu căn hộ mở cửa phía bên phần hành lang ngắn hơn là đón được tài vận, mở phía hành lang dài hơn là hao tán tiền tài. Nếu chủ đầu tư kết hợp được nguyên lý này với đông tây bát trạch thì mang lại phước lộc cho khách hàng, bằng không thì được cái nọ hỏng cái kia, dân cư vất vả.

Ống dẫn nước từ ngoài nhà vào các phòng không nên tạo thành đường thẳng, như vậy thì tiền tài khó tụ. Việc lắp đặt lòng vòng một chút trong nhà, tuy có tốn thêm chi phí nhưng đổi lại, gia chủ sẽ tích tụ được tài lộc tốt hơn.

Trong căn nhà, các công trình liên quan đến ống nước nhất định không được rò rỉ. Mọi sự rò rỉ đều dẫn đến thoát tài. Nếu đường nước bị hở mạch nối, các đầu vòi bị nhỏ giọt là dấu hiệu mất tiền. Hiện tượng tràn nước, hỏng phao cũng gây tổn thất tài chính. Nếu tràn nước liên tục nhiều ngày, khả năng sẽ mất số tiền lớn trong thời gian sắp tới. Khi phát hiện trong nhà có hiện tượng này, cần phải ưu tiên xử lý ngay lập tức. Vì thế, khi mua căn hộ, cần kiểm tra danh mục các thiết bị lắp đặt đường nước xem có đảm bảo chất lượng hay không, nếu không đạt yêu cầu thì tốt nhất nên thay mới.

Bàn về chữ “thuỷ” trong căn hộ chung cư
Nhà tắm kết hợp vệ sinh là nơi thủy vượng, cần phải sạch sẽ, không được để dơ bẩn và lộn xộn, không nên nhìn thẳng vào bất cứ cửa phòng nào. Thực tế hiện nay, nhiều nhà chung cư bố trí cửa nhà vệ sinh xung chiếu đến những nơi cấm kỵ. Nếu nhà vệ sinh nhìn thẳng ra cửa chính, cửa bếp, phòng ngủ thì luôn luôn phải đậy nắp bồn cầu, đóng lại ngay sau mỗi lần sử dụng, cũng có thể dùng cây xanh hoặc mành gỗ đặt ngăn cách trước cửa nhà vệ sinh để hóa sát. 

Tắc cống, tắc bể phốt, tắc ống thoát sàn là dấu hiệu tiền tài vất vả, thấy tiền mà không cầm được, cầm lấy rồi mà còn bị kẻ khác giật đi. Trong phong thủy, cống, bể phốt, lỗ thoát sàn gọi là cửa xả. Có vào thì phải có ra, có hấp thụ phải có đào thải, như vậy mới là âm dương biện chứng, tiêu trưởng tuần hoàn, tạo động lực để phát triển. Chính vì vậy, khi cửa xả có biểu hiện tắc kẹt, cần khắc phục ngay, tốt nhất là nên thau rửa định kỳ và bảo dưỡng liên tục.

Điều đáng nói là khi xây dựng các tòa chung cư không phải chủ đầu tư nào cũng để ý tới điều này, thậm chí còn sử dụng những ống thoát có chất liệu rẻ tiền, tiết diện nhỏ. Một chủ đầu tư hiểu biết về phong thủy, quan tâm đến sự thịnh vượng của khách hàng thì cần phải sử dụng những ống thoát đủ lớn, bền với thời gian, thuận tiện khi xử lý sự cố, đồng thời có chính sách bảo trì liên tục.

Bể phốt là nơi đựng chất thải, xú uế, âm khí nặng nề. Năng lượng của nó rất mạnh và hung hiểm, có thể gây ốm đau, bệnh tật, tai họa cho toàn khu. Vị trí trung cung của móng nhà có vai trò rất mạnh trong việc khếch tán hung cát. Vì thế, việc xây bể phốt giữa nền nhà là hoàn toàn bất lợi, lại khó trấn át. Khi mua nhà, khách hàng cần xem bản vẽ thiết kế, chú ý vị trí của bể phốt, nó không nên nằm trong khoảng 1/3 tính từ tâm tòa nhà ra các cạnh của móng. Bởi vậy, chủ đầu tư nên yêu cầu kiến trúc sư ghi nhớ điểm này trước khi thiết kế.


Với nhà thiếu hành thủy, gia chủ có thể đặt thêm bể cá để gia tăng tài lộc. Bể cá nên đặt tại phía bắc hoặc đông nam của căn nhà là nơi thủy mộc tương sinh, thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, bể cá không nên có hình tam giác hoặc vuông, vì hình dạng đó thuộc ngũ hành hỏa và thổ, xung khắc với thủy. Số lượng cá nên là số lẻ. Trên bể cá có thể đặt thêm rồng phong thủy để chiêu tài hóa sát. Tuy nhiên, rồng cần đặt bên trái của căn nhà nhìn từ lưng nhà ra cửa, đồng thời không nên cao quá tầm mắt, phải chọn ngày lành tháng tốt, khai quang mới phát huy tác dụng.

Ngoài ra, nếu trong tứ trụ của gia chủ thiếu ngũ hành thủy thì cũng có thể trang trí những đồ vật thuộc hành này để bổ khuyết. Đó là các vật phẩm, nội thất có hình dáng cong lượn, màu đen hoặc xanh nước.

“Thủy” là đầu, là nơi khởi sinh ra sự sống. Thủy cũng đại diện, thúc đẩy cho sự sinh trưởng, tiền tài. Một chủ đầu tư hiểu được chữ “thủy”, ứng dụng vào cuộc đất, thiết kế, vận hành thì không những xây dựng được một dự án bình an thịnh vượng mà còn giúp cho khách hàng và cư dân sinh sống được hạnh phúc bền lâu. Đó là cũng là có tâm và tạo phước vậy.

Những lưu ý về phong thủy của tầng hầm các tòa cao ốc

Tầng hầm là cầu nối giữa móng và thân nhà, giữa phần âm dưới đất và phần dương trên không. Nó có vai trò quan trọng không kém gì đại sảnh, thế nhưng trên thực tế lại ít được ưu tiên.

1. Lối vào

Lối vào là nơi dẫn khí. Tầng hầm nạp năng lượng từ lối vào, tích tụ trước khi khuyếch tán lên các tầng thông qua hệ thống thang máy và thang bộ. Nếu tụ được khí tốt thì tòa nhà sinh vượng, ấm áp, vui vẻ và giàu có. Nếu không tụ được khí tốt thì tòa nhà lạnh lẽo, nghèo nàn và dễ gặp tai họa. 

Nếu trước tòa nhà là đường một chiều, tức là dòng phương tiện đi từ bên trái qua bên phải tòa nhà, cổng vào mở phía bên phải thì thụ khí tài lộc dồi dào, cổng nhà mở phía bên trái thì tán khí vất vả. 
Nếu trước tòa nhà là đường lớn hai chiều thì nên mở lối vào phía bên trái nếu là tòa văn phòng, mở phía bên phải nếu là tòa chung cư. Vì sao vậy? Đối với tòa văn phòng, lối vào bên trái sẽ kích hoạt dương năng để tạo sự nhộn nhịp thi đua phát triển kinh tế. Đối với tòa chung cư, lối vào bên phải sẽ giảm bớt âm năng, tạo sự ấm cúng tươi vui cho người dân sinh sống. Nếu trước tòa nhà là đường nội khu thì ưu tiên mở cổng phía nào có đường nội bộ ngắn hơn để nghênh cát thủy.


Nếu lối vào tầng hầm không tụ được khí tốt thì tòa nhà lạnh lẽo, nghèo nàn và dễ gặp tai họa. 
 
2. Lối ra

Lối vào và lối ra không nên đối diện như cửa trước với cửa sau, tài khí khó tụ. Lối vào và lối tra chung nhau cũng không tốt, tựa như nút cổ chai, khí vào và khí ra bị xung đột, tạo nhiều bất lợi. Lý tưởng nhất là lối vào và lối ra khác nhau, sao cho khi xe di chuyển trong hầm tạo thành một vòng chữ U là đạt được tụ khí. 

3. Layout

Quy hoạch layout phải thuận phong thủy. Layout là việc phân chia khu vực đỗ xe, quy định kiểu đỗ, vị trí đầu đuôi, biển chỉ dẫn và đường đi lối lại. Chiều lưu thông nội khu tầng hầm nên cùng chiều với dòng khí lưu thông từ cửa vào đến cửa ra, không nên chạy ngang dọc, vừa tán khí lại dễ xung đột giao thông. 
Màu sắc của vạch sơn phải sáng sủa, dễ nhìn nhưng không gây chói mắt. Cần định kỳ sơn lại các vạch layout để đảm bảo an toàn và kích hoạt năng lượng.
Bình cứu hỏa phải đặt nơi thuận tiện, dễ nhìn và thường xuyên kiểm tra khả năng hoạt động của chúng.
Không nên tận dùng tầng hầm làm kho. Kho là nơi chứa nhiều vật dụng, tạp phẩm ít dùng và thường lộn xộn. Sử dụng tầng hầm làm kho sẽ tạo ra âm khí.

4. Thông gió

Quạt thông gió nhất thiết phải hoạt động liên tục. Khói từ ống xả và mùi của xe cộ là những thứ không tốt, làm giảm cát khí của tầng hầm. Vì thế, cần phải hút nó ra, vừa đảm bảo yêu cầu phong thủy lại tránh được ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ.

5. Ánh sáng

Ánh sáng cần phải đủ. Tiết kiệm điện năng là cần thiết nhưng ánh sáng yếu ớt sẽ giúp cho âm khí phát triển, tạo bất lợi cho tòa nhà. Ánh sáng chan hòa không chỉ tạo năng lượng tích cực khi khách đến gửi xe mà còn làm cho dương khí được tích tụ, giao thông được an toàn. 

Những lưu ý về phong thủy tầng hầm tòa cao ốc
Người soát vé giống như thần tài của tòa nhà, cần phải chọn lọc và chăm sóc cẩn thận.
 
6. Trang trí

Trang trí cần phải đẹp. Đây là khâu yếu nhất trong kiến trúc cao tầng hiện đại. Đa số các tầng hầm đều có hệ thống ống dẫn khí, dẫn nước, dẫn điện chằng chịt trên trần. Một số nơi được sơn đen, tạo ra cảm giác nặng nề, không thoải mái. 
Cả góc độ phong thủy lẫn tâm lý học đều cho rằng, những ấn tượng đầu tiên khi vào tầng hầm có tác động không nhỏ lên tinh thần của khách. Một khu để xe rộng rãi, sáng sủa, trang trí đẹp sẽ tạo được sự bất ngờ, mang lại cảm giác vui tươi, kích thích giao dịch và mua sắm của du khách. Vì thế, ngoài việc đảm bảo độ sáng, quy hoạch layout, cần phải trang trí tầng hầm bằng những điểm nhấn vui tươi, lãng mạn nhưng không nên quá nhiều hoặc lòe loẹt, gây mất tập trung khi lái xe. Tốt nhất những trang trí này nằm trong tầm mắt lối đi bộ, gần cầu thang, sau khi khách hàng đã đỗ xe ổn định.

7. Chân cầu thang

Chân cầu thang là nơi hút dương khí tầng hầm. Vị trí này nên nằm trong lòng chữ U của nội khu, tức là vòng di chuyển của xe từ lối vào đến lối ra ôm trọn chân cầu thang. Nếu được như vậy thì theo nguyên tắc lực hướng tâm, luồng khí di chuyển vào sẽ được tích tụ và theo cầu thang khếch tán đến các tầng bên trên. Do đó, chân cầu thang phải sạch sẽ, sáng sủa, nên có nhạc du dương và trang trí đẹp mắt để hút dương khí.

8. Vệ sinh

Vệ sinh như hơi thở của phong thủy. Một công trình có thiết kế đúng khoa học tới đâu mà bẩn thỉu, lộn xộn thì coi như thất bại. Linh hồn của phong thủy coi trọng sự sạch sẽ. Sạch sẽ tượng trưng dương khí và năng lượng tích cực. Vì thế, tầng hầm cao ốc luôn luôn phải được sắp xếp, quét dọn, đặc biệt kiêng kỵ ngấm nước, rò rỉ và bốc mùi.

9. Người soát vé

Người soát vé nhất định phải mạnh khỏe và vui tươi. Người đầu tiên khách gặp và người cuối cùng khách chào chính là người soát vé. Ấn tượng ban đầu và cảm giác chia tay tòa nhà được quyết định khá nhiều bởi vị trí thầm lặng này. Họ phải làm việc trong môi trường ồn ào, độc hại và tần suất cao nên cần phải chọn người khỏe mạnh, nhã nhặn và vui tươi. Người soát vé giống như thần tài của tòa nhà, cần phải chọn lọc và chăm sóc cẩn thận.