Biệt thự sinh thái hút khách thượng lưu

Nhu cầu sở hữu không gian sống xanh, riêng tư, tốt cho sức khỏe ngày càng tăng đã dẫn dắt xu hướng tìm mua biệt thự sinh thái, giá trị tích lũy lâu dài.
Ông Vũ Minh Tân, chủ một doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối thực phẩm tại quận 7, TP HCM đang tìm kiếm một căn biệt thự cho gia đình. Ông Tân cho biết, dù "án binh bất động" vì dịch, từ đầu năm đến nay, ông vẫn quan sát thị trường và tìm kiếm nơi an cư phù hợp.
"Nơi ở hiện tại không có gì để chê trách với tiện nghi đầy đủ. Tuy nhiên nếu có một căn biệt thự nâng cao chất lượng sống cho cả gia đình để ông bà, con cháu cùng quây quần trong một không gian cao cấp, chất lượng, thì tại sao không? Tôi cho rằng sau dịch là cơ hội tốt để tìm kiếm sản phẩm chất lượng từ chủ đầu tư uy tín", ông Tân nói.
Phân tích của khách hàng này phù hợp với xu hướng tìm kiếm bất động sản liền thổ với không gian sống xanh, tốt cho sức khỏe. Xu hướng này "bùng nổ" từ đầu năm 2020 khi người tiêu dùng trong mọi lĩnh vực không còn xem tiêu dùng xanh, tốt cho sức khỏe chỉ là một sự lựa chọn. Đây đã trở thành một nhu cầu cấp thiết trong trạng thái "bình thường mới" khi yếu tố sức khỏe của con người và môi trường được đặt lên hàng đầu.

Nhu cầu sở hữu không gian sống đẳng cấp của giới thượng lưu
Theo Báo cáo Thịnh vượng 2019 (Wealth Report) do Knight Frank công bố, trong 5 năm tới, Việt Nam được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh hàng đầu thế giới, với mức tăng 31%. Báo cáo cũng dự báo số triệu phú USD tại Việt Nam sẽ lên đến 15.776 người vào năm 2023.
Việc gia tăng tầng lớp thượng lưu là tiền đề cho cho sự ra đời và phát triển của nhu cầu lựa chọn môi trường sống biệt lập, cao cấp. Giới thượng lưu có những yêu cầu khắt khe, không chỉ về chất lượng công trình, thiết kế, tiện ích, mà còn phải bao hàm cảnh quan đẹp, không gian trong lành, lý tưởng cho các hoạt động trải nghiệm và gắn kết các thành viên trong gia đình.

Không gian sống đẳng cấp, riêng tư, chan hòa thiên nhiên, mang bản sắc độc đáo thể hiện cá tính gia chủ được giới thượng lưu ưa chuộng.

Dòng sản phẩm biệt thự sinh thái 'tăng nhiệt'
Bà Nguyễn Minh Thư - Giám đốc Công ty IQI Việt Nam, đơn vị đang phân phối nhiều dự án nhà liền thổ, cho biết, nhóm khách hàng thượng lưu, đặc biệt ở độ tuổi trên 40, thường quan tâm nhiều về tiêu chí sống xanh, tốt cho sức khỏe. Ở độ tuổi này, họ thường ưu tiên lựa chọn biệt thự có cảnh quan, tiện ích phù hợp lối sống văn minh, khỏe mạnh.
Đại diện sàn giao dịch này đơn cử dự án đang hút khách là Aqua City ở phía Đông TP HCM. Dòng sản phẩm biệt thự tại khu đô thị sinh thái thông minh này khá kén người mua nhưng luôn giữ được sức nóng vì có vị trí đẹp nhất dự án, bao quanh bởi những con sông và cảnh quan tự nhiên. Đồng thời, biệt thự còn được thiết kế để cư dân "một bước" tiếp cận thiên nhiên và những tiện ích tốt cho sức khỏe.
"Sản phẩm này còn hút khách quan tâm nhờ tiềm năng kết nối giao thông thuận lợi trong tương lai. Khi Hương lộ 2 nối Quốc lộ 51 và cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hoàn thành, cư dân chỉ mất khoảng 20 phút đến Trung tâm TP.HCM hay Sân bay Long Thành", bà Thư nói.

Không gian sống sinh thái với những đặc quyền riêng tư đẳng cấp tại biệt thự Grand River View Villa của Aqua City.
Không gian sống sinh thái với những đặc quyền riêng tư đẳng cấp tại biệt thự Grand River View Villa của Aqua City.

Đô thị sinh thái thông minh Aqua City còn thu hút sự chú ý của thị trường nhờ lợi thế bao bọc bởi hệ thống những con sông lớn, cây cối tự nhiên dày đặc hiện hữu và hệ thống tiện ích được quy hoạch khép kín theo xu hướng "tất cả trong một".
Chị Hồng Hạnh (quận 7, TP HCM), một khách hàng đang xem xét lựa chọn biệt thự sinh thái cho biết, chị ấn tượng với dự án bởi cách nhà phát triển quy hoạch không gian hài hòa giữa tiện ích và cảnh quan trên khuôn viên cả ngàn hecta.
"Biệt thự sinh thái phù hợp nhu cầu gia đình tôi khi được thiết kế sang trọng, môi trường khu đô thị đẳng cấp, thiên nhiên xung quanh tươi đẹp, trong lành, tốt cho sức khỏe gia đình. Ngoài ra tài sản này cũng sẽ là của để dành cho con tôi về sau", chị Hồng Hạnh chia sẻ.
Giá trị tích lũy từ biệt thự sinh thái
Bà Nguyễn Minh Thư cũng nhận định, tâm lý mua nhà phố, biệt thự để làm tài sản tích lũy lâu dài đang thể hiện rất rõ nét trên thị trường. Từ đầu tháng 5, sàn này đã ghi nhận vài chục giao dịch chỉ tại một dự án. Điều đó cho thấy "sức nóng" của phân khúc nhà phố, biệt thự, đặc biệt là trong những khu đô thị sinh thái phía Nam. Trong khi đó, trái với nhu cầu hiện hữu, nguồn cung biệt thự trên thị trường lại nhỏ giọt.
Quý I/2020, số liệu của DKRA Việt Nam cho thấy ở phân khúc nhà phố và biệt thự thì toàn thị trường có 8 dự án được mở bán, cung ứng khoảng 718 căn, giảm 9% so với quý trước. Nguồn cung mới có thể sẽ giảm trong quý II, dao động ở mức 400 - 500 căn, tập trung ở một số dự án có quy mô lớn.

Tiện nghi đẳng cấp được các nhà phát triển chú trọng để mang đến giá trị sống tiện nghi cho cư dân thượng lưu tại Aqua City.
Tiện nghi đẳng cấp được các nhà phát triển chú trọng để mang đến giá trị sống tiện nghi cho cư dân thượng lưu tại Aqua City.

"Sự khan hiếm nguồn cung, trong khi nhu cầu sở hữu biệt thự sinh thái mang bản sắc riêng để khẳng định đẳng cấp ngày càng tăng khiến dòng sản phẩm này sẽ không ngừng gia tăng sức hút trong thời gian tới", bà Nguyễn Minh Thư nói.
Minh Anh

Covid-19 khiến khối ngoại thận trọng với bất động sản

Dù có nguồn vốn mạnh, các danh mục lớn của nhà đầu tư quốc tế dự kiến bị dừng trong thời gian bất ổn do dịch bệnh.
Theo một báo cáo Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam mới công bố, sự bùng phát của dịch bệnh đã gây ra một số gián đoạn cho thị trường bất động sản và phản ứng của nhóm nhà đầu tư quốc tế thể hiện rõ xu hướng thận trọng.
Các hoạt động của thị trường bất động sản đều giảm tốc trong quý I nhưng những tên tuổi quốc tế đã có mặt tại Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm tài sản hoặc hợp tác với doanh nghiệp nội địa có uy tín. Điểm khác biệt trong giai đoạn này là họ gia tăng mức độ thận trọng hơn trước.
Dữ liệu lịch sử giao dịch của JLL Việt Nam cho thấy phần lớn các thương vụ thành công đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường. Mục đích của khối ngoại rất thực tế là tìm kiếm hiệu suất đầu tư tốt hoặc mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực. Nhóm đầu tư quốc tế mới tham gia vào thị trường sẽ có một chiến lược bảo thủ hơn. Sở hữu nguồn vốn mạnh mẽ, nhưng các khoản đầu tư lớn của khối ngoại sẽ bị dừng trong thời gian bất ổn, ngoại trừ các thương vụ đã được đàm phán từ trước khi đại dịch bùng nổ.

Xem thêm:>> the terra an hung


Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao bộ phận Thị trường vốn JLL Việt Nam cho biết, với tâm lý tiền mặt là vua trong bối cảnh kinh tế bất ổn, khối ngoại thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung vào các thị trường họ đã am hiểu. Các nhà đầu tư quốc tế sẽ phải thẩm định giá nhiều hơn, do các chuyến bay đến Việt Nam bị hoãn sẽ làm chậm các giao dịch đang triển khai. Tạm thời họ sử dụng các cuộc họp trực tuyến để hỗ trợ giai đoạn tiền giao dịch.
Trong khi đó, nhà đầu tư nội địa gặp nhiều khó khăn hơn trong đại dịch. Quá trình phê duyệt bị trì hoãn cùng với chính sách thắt chặt tín dụng và ảnh hưởng từ dịch bệnh đã tạo áp lực ngắn hạn lên dòng tiền và thanh khoản của nhà đầu tư. Do đó, một số nhà phát triển trong nước tích cực huy động vốn thông qua hình thức tài trợ nợ, điển hình như: phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc tìm kiếm đối tác vốn (trong đó có dòng vốn ngoại).
Bà Khanh đánh giá, các nhà đầu tư quốc tế vẫn duy trì sự hiện diện tại Việt Nam vì họ đang thận trọng chờ đợi thời cơ tại thị trường mới nổi hứa hẹn nhiều tiềm năng. Những ảnh hưởng của Covid-19 vào bất động sản sẽ thể hiện rõ nét hơn trong quý II.
Do tác động của đại dịch, hiện vị thế đàm phán giữa người bán và người mua ngày càng trở nên cân bằng hơn trên thị trường mua bán sáp nhập. Do đó, các vòng đàm phán cởi mở hơn và hứa hẹn sẽ xuất hiện giao dịch thành công khi thị trường dự kiến phục hồi vào cuối năm 2020 hoặc năm 2021. Điểm sáng của môi trường đầu tư hiện nay là nhờ vào các biện pháp phòng dịch hiệu quả của Chính phủ, các hoạt động kinh doanh dần trở lại trạng thái bình thường từ đầu tháng 5.

Bất động sản nghỉ dưỡng rục rịch khởi động trở lại

Từ tháng 5, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã bắt đầu mở cửa trở lại, khách sạn bình dân có thể tăng nhanh công suất hơn cao cấp.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương nhận định, Việt Nam đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên từ tháng 5, khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ, là lúc kinh tế từng bước chuyển sang giai đoạn phục hồi. 
Chuyên gia này dự báo, nhu cầu du lịch trong nước sẽ là thị trường chính trong vài tháng tới. Các khách sạn và resort sẽ cần điều chỉnh lại chính sách giá cũng như ưu đãi để đón đầu và đáp ứng nhu cầu của nhóm khách nội địa này. Khách sạn bình dân có thể ghi nhận mức công suất tăng nhanh hơn so với những khách sạn có định vị cao.
Người dân tắm biển Nha Trang chiều 4/5. Ảnh: Xuân Ngọc.
Theo nhận định của ông Mauro Gasparotti, dấu hiệu hồi phục đầu tiên là thị trường du lịch trong nước sẽ khởi động sớm. Các điểm đến trong nước có thể di chuyển dễ dàng bằng ôtô như Vũng Tàu, Hồ Tràm, Mũi Né, Nha Trang, Hạ Long, Đà Lạt... sẽ được du khách nội địa ưu tiên.
Cột mốc phục hồi kế tiếp sẽ là sự trở lại của du khách nước ngoài khi lệnh cấm các chuyến bay được dỡ bỏ với các quốc gia, vùng lãnh thổ được xem là an toàn. Hiện Việt Nam nổi tiếng toàn cầu về các biện pháp phòng chống Covid-19 thành công và đây được xem là điểm cộng lớn đối với khách quốc tế. Nhiều khả năng Trung Quốc và Hàn Quốc có thể sẽ là những quốc gia được ưu tiên mở lại trước. Đây là những thị trường khách quốc tế chính của Việt Nam đồng thời cũng là những nước có số ca nhiễm giảm mạnh. 
Tuy nhiên, để bước sang giai đoạn phục hồi mạnh mẽ phải chờ đến lúc các hạn chế du lịch được dỡ bỏ hoàn toàn. Khi đó hành vi của khách du lịch sẽ có sự thay đổi lớn, không còn rào cản tâm lý. Ông Gasparotti đánh giá, do tác động của đại dịch ở phạm vi toàn cầu, phải đến năm 2021 thị trường du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam mới hồi phục hoàn toàn.
Trung Tín

Giá thuê bất động sản công nghiệp leo thang giữa mùa dịch

Quý I, bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp, giá thuê đất nhà xưởng phía Nam vẫn tăng 12,2% so với cùng kỳ.
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm, giá thuê đất làm nhà xưởng, kho bãi hậu cần vẫn ghi nhận xu hướng đi lên, trở thành điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh nhiều loại bất động sản cho thuê hạ nhiệt vì thấm đòn đại dịch.

Trong quý đầu năm, tại các cụm công nghiệp thuộc khu vực miền Nam, số lượng yêu cầu thuê đất vẫn khá cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin trong việc tăng giá thuê đất. Giá thuê đất công nghiệp trung bình trong quý đạt 101 USD mỗi m2 trên chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5 USD mỗi m2 một tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TP HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại thuộc phía Nam.

Các khu công nghiệp ở miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí gần với đất nước tỷ dân này. Bình quân giá thuê đất công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc đạt 99 USD mỗi m2 trên chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn, một trong những mô hình bất động sản công nghiệp được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng, vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định 4-5 USD mỗi m2 một tháng, và đều đã được lấp đầy.
Xem thêm:>> the terra hà đông
Thị trường bất động sản công nghiệp, hậu cần Việt Nam. Ảnh: JLL
Thị trường bất động sản công nghiệp, hậu cần Việt Nam. Ảnh: JLL
Ông Stephen Wyatt phân tích, khi các nhà máy buộc phải đóng cửa trong đợt bùng phát Covid-19 ở Trung Quốc, nhiều công ty lớn càng có động lực ngấp nghé thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam để tìm giải pháp duy trì hoạt động, vượt qua thời kỳ hạn chế sản xuất. Một số công ty đa quốc gia đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.   
CEO JLL đánh giá, Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Covid-19 có thể đang gây ra những khó khăn tạm thời với thị trường bất động sản nói chung, các kế hoạch di dời nhà máy có thể bị ảnh hưởng và do dự trong ngắn hạn, nhưng đa số các chiến lược thuê bất động sản công nghiệp dài hạn vẫn được thực hiện. Do đó, các chủ khu công nghiệp vẫn tự tin tăng giá thuê đất trong quý đầu năm vì đây là xu hướng đầu tư lâu dài.   
Dưới tác động của Covid-19, việc tạm trì hoãn các thỏa thuận thuê đất và các nhu cầu mới sẽ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh nhanh hay chậm. Tuy nhiên, thị trường sẽ phục hồi và phát triển nhanh sau khi dịch được kiểm soát. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.   
Chuyên gia này dự báo đại dịch có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hồi năm ngoái. Bất động sản công nghiệp tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc trong lương lai.  
Trung Tín


Bất động sản trước sức ép đại dịch: Thực hư về làn sóng đua nhau bán tháo

Trao đổi với Dân trí, bà Dương Thuỳ Dung – Giám đốc CBRE cho biết, bất động sản đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bà không nghĩ rằng “thị trường sẽ "khủng hoảng”.


Nhấn để phóng to ảnh
Theo CBRE, các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng, đặc biệt là quản lý dự án đang dần trở nên quan trọng hơn khi dịch Covid-19 bùng phát.
Có xảy ra bán tháo?
Gần đây, trên thị trường xuất hiện những thông tin về việc bán tháo bất động sản do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Những thông tin này đưa ra những điểm tiêu cực của thị trường vì lo ngại một cuộc khủng hoảng lặp lại như thời kỳ năm 2009.
Trả lời câu hỏi của Dân trí, đại diện CBRE cho biết: Theo ghi nhận tại quý I chưa thấy có tình trạng “bán tháo”. Tại thị trường cơ cấp, giao dịch chững lại vì chủ đầu tư không thể mở chào bán vì lý do hạn chế tụ tập đông người. Việc rao bán cũng khó khăn do người dân hạn chế đi lại, tiếp xúc với người lạ. Nguồn cầu vẫn khá lớn.
“Người mua nhà và chủ đầu tư trong trạng thái chờ đợi. Hiện tại hầu hết các chủ đầu tư đều giữ nguyên giá bán. Giá bán căn hộ vẫn bình ổn so với quý trước”, đại diện CBRE cho biết.
Còn theo quan sát của đơn vị này trên thị trường thứ cấp, cũng không thấy có nhiều giao dịch chào bán. Bởi nhiều chủ căn hộ đều nhận thấy tình hình không phù hợp để chào bán.
“Mức giảm trên thị trường không đáng kể. Đây là cơ hội người mua có thể chọn mua nhà để có giá hợp lý trong thời gian tới”, đại diện CBRE cho biết.
Còn theo chuyên gia JLL, tác động của Covid-19 lên giá có thể chưa được cảm nhận rõ ràng trong quý này vì ảnh hưởng từ sự thiếu hụt nguồn cung vẫn còn và dịch bệnh mới xảy ra.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, bất động sản vẫn được coi là một trong những kênh cất giữ tài sản an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế.
Bên cạnh đó, người dân có niềm tin dịch Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát, khống chế và nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản sẽ phục hồi, tăng trưởng trở lại nên bán tháo lúc này là rất khó.
Một số ý kiến khác lại cho rằng, thời điểm khó khăn vì dịch bệnh các nhà đầu tư sẽ ưu tiên giữ tiền mặt để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên nhóm có nhu cầu thực sự vẫn đang vượt quá số cung của thị trường hiện nay nên giá bán cơ bản vẫn ổn định, không tăng nhưng cũng khó xảy ra giảm mạnh như nhiều nhận định.
Khó khăn của thị trường bất động sản năm nay không giống hồi 2009
Trao đổi với Dân trí, bà Dương Thuỳ Dung – Giám đốc Cấp cao của CBRE cho biết, bất động sản đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bà Dung không nghĩ rằng “thị trường có thể đổ vỡ, khủng hoảng”.
Theo bà Dung, nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 9 thì sẽ chứng kiến sụt giảm ở nhiều phân khúc, nhưng sự sụt giảm đó ở mức chấp nhận được của thị trường. Nguồn cầu về nhà ở vẫn rất cao. Do chịu yếu tố bất khả kháng nên thị trường chững lại.
Bà Dũng cũng cho biết, Chính phủ đang rất thận trọng khi đưa ra các gói hỗ trợ, cân nhắc kỹ lưỡng để không bị quá ảnh hưởng đến tính ổn định kinh tế Việt Nam. Như gói 250 nghìn tỷ đồng, gói này đưa ra trên những cam kết của ngân hàng chứ không lấy từ ngân sách.
“Chính phủ cũng đang kiểm soát dịch rất tốt. Với giả định năm nay đại dịch được kiềm chế, thị trường bất động sản bị tác động nhưng sẽ không có chuyển đổ vỡ”, bà Dung cho hay.
Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra những điểm “lành mạnh” của thị trường hiện nay khiến thị trường khó xảy ra đổ vỡ như các đợt khủng hoảng trước.
Trong đó có sự kiểm soát tốt từ Chính phủ, sự ứng phó bài bản chuyên nghiệp hơn tự doanh nghiệp, nguồn cầu lớn, cung không những không dư thừa mà còn rơi vào tình trạng khan hiếm.
Cộng với gần đây thị trường địa ốc liên tục đón những tin vui từ các chính sách như việc bổ sung kinh doanh bất động sản vào gói hỗ trợ 180 nghìn tỷ gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất; các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19…
Tuy nhiên, một vấn đề đáng được lưu tâm khác ngoài dịch bệnh được các chuyên gia đề cập khá nhiều suốt kể từ 2019 đến nay, đó là nguồn cung khan hiếm.
Tại diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên - xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020, GS. Đặng Hùng Võ cho biết trong năm 2019, thị trường chững lại vì hàng loạt dự án đình trệ do phải rà soát pháp lý. "Trong 2-3 năm tới, nguồn cung nhà ở sẽ suy giảm và giá sẽ tăng. Giờ xu hướng tăng giá nhà ở đã bắt đầu", ông Võ dự báo.
Tại một trong những thị trường sôi động nhất nước là TP.HCM, báo cáo mới nhất của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cũng nêu tình trạng: Nguồn cung căn hộ vốn dĩ đã khan hiếm vì các vấn đề pháp lý, giờ càng khan hiếm hơn với chỉ 2.256 căn, mức thấp nhất từ năm 2014.
Không chỉ ông Võ, thời điểm cuối 2019, rất nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu bất động sản dự báo về khả năng giá bất động sản năm 2020 sẽ bị đẩy cao hơn do nguồn cung khan hiếm, người mua không có nhiều lựa chọn.
Tuy nhiên, với diễn biến bất ngờ khi dịch bệnh “ập” đến, thực tế thị trường bất động sản không ghi nhận mức tăng, giá cả ổn định. Thậm chí không những không thể tăng được giá trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp sẽ phải mềm mỏng hơn trong chính sách bán hàng để kích cầu.
Ở góc độ người mua, các chuyên gia cho rằng, đối với nhà đầu tư có năng lực về tài chính và không phụ thuộc vào sự lên xuống của thị trường, đây có thể là cơ hội để lựa chọn những dự án đúng với mục tiêu đầu tư của mình, phù hợp các tiêu chí lựa chọn về vị trí, tiến độ pháp lý và xây dựng, uy tín chủ đầu tư, tiềm năng phát triển của khu vực… và đặc biệt là mức giá.
Theo CBRE, các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng, đặc biệt là quản lý dự án đang dần trở nên quan trọng hơn khi dịch Covid-19 bùng phát. Người mua để ở và các nhà đầu tư giờ đây sẽ kỳ vọng tiêu chuẩn quản lý dự án cao hơn, theo hướng tăng cường các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và các yếu tố liên quan đến sức khỏe khác.
Nguyễn Mạnh

Giới đầu tư lùng căn hộ giá hời trong Covid-19

Hoàng Oanh, nhà đầu tư tại Hà Nội đang gom căn hộ nhằm hưởng chính sách ưu đãi hoặc giảm giá, chuẩn bị kế hoạch dài hạn sau dịch bệnh.
Gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, Hoàng Oanh (Ba Đình, Hà Nội) tích lũy nhiều kinh nghiệm đầu tư, nhất là chọn thời điểm xuống tiền. Bài học từ khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 và thị trường địa ốc Việt Nam đóng băng giai đoạn 2011-2012 càng củng cố cho kế hoạch hậu Covid-19 của nhà đầu tư này.      
"Tôi đang lùng hàng", chị nói. Địa ốc bắt đầu ngấm đòn tiêu cực từ dịch bệnh khi các hoạt động chào bán trên thị trường không còn sôi động như trước. Để kích cầu cho sản phẩm hiện hữu buộc chủ đầu tư phải xoay sở nhiều cách bán hàng duy trì doanh thu, tránh tình trạng bán tháo. "Đây chính là lúc gom được hàng giá hời", Hoàng Oanh nhận định.
Trong khi đó, Lưu Trọng Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) khoanh vùng vào các căn hộ diện tích vừa phải hoặc căn hộ xanh. Anh cho biết nhu cầu về những không gian sống không quá xa trung tâm, tiện ích xanh và không khí trong lành đang là ưu tiên của nhiều người. Nhà đầu tư này vừa chi tiền vào dự án căn hộ Sky Oasis mới ra mắt đầu tháng 4 tại phía Đông Hà Nội.

Ảnh phối cảnh dự án Sky Oasis trong quần thể Ecopark.
Ảnh phối cảnh dự án Sky Oasis trong quần thể Ecopark.

Lý do anh chọn bởi giá khá mềm, khoảng hơn 800 triệu đồng một căn diện tích trung bình. Lúc này chủ đầu tư áp dụng chính sách thanh toán "dễ thở" cho người mua. Chỉ cần chi trước 240 triệu trong 3-4 tháng, tới khi nhận nhà, sửa sang xong mới túc tắc đóng tiếp cho ngân hàng 5-7 triệu mỗi tháng. "Sau khi nhận nhà, tôi bán cũng tốt, mà khai thác cho thuê cũng hiệu quả", anh tính toán. Ngoài ra, lợi thế dự án nằm trong khu đô thị xanh nhất nhì Hà Nội giúp anh có niềm tin giá trị gia tăng sau khi dịch bệnh đi qua.
Từ tháng 3, khi Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản gần như trầm lắng, nhiều chủ dự án buộc phải giảm giá hoặc gia tăng khuyến mại để thu hút người mua. Đâu đó trên thị trường thứ cấp, nhà đầu tư bắt đầu tính chuyện cắt lỗ do áp lực về tài chính.   
Mới đây Vinhomes áp dụng chính sách mua nhà tặng voucher ôtô trị giá 200 triệu đồng cho khách hàng. Cư dân còn được miễn phí gửi xe tại các Vincom và Vinhomes trên cả nước đến hết năm 2022. Theo công bố trên website của chủ đầu tư, lượng bán hàng tăng mạnh chỉ sau ít ngày áp dụng ưu đãi. Hay công ty địa ốc Thắng Lợi Group tung gói tài trợ 100 tỷ đồng cho người mua nhà. Doanh nghiệp này chiết khấu 50% giá bán phân khúc nhà ở một số dự án... Ngoài ra, một số chủ đầu tư áp dụng các chính sách ưu đãi, thưởng lớn trên các kênh giao dịch online...
Báo cáo diễn biến giá nhà chung cư của Jones Lang LaSalle mới đây cho thấy, trong quý I năm nay, giá bán căn hộ trung bình đã giảm 15% so với trước đó.  Xu hướng giảm giá này sẽ tiếp tục diễn biến trong thời gian tới. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) nhận định giá bán các căn hộ phân khúc cao cấp có thể giảm do lực bán chậm. Áp lực vốn cho các dự án buộc chủ đầu tư phải giảm giá.
Dù vậy, một số chủ đầu tư có cách làm khác và muốn chớp cơ hội trong khó khăn. Ecopark chọn thời điểm này để bung hàng hơn 1.200 căn hộ Sky Oasis. Đây là tòa tháp cao cấp nhất của Ecopark với nhiều tiện ích như hồ bơi chân mây trên tầng 41, hồ bơi resort, sky garden, trung tâm thương mại dưới tầng đế...
Theo đại diện tập đoàn Ecopark, trong bối cảnh môi trường hiện tại ngày càng ô nhiễm, các căn hộ tốt cho sức khỏe đang được săn lùng trên thị trường.
"Trong khi phần đông người mua có tâm lý đợi giá dò đáy hoặc đợi dịch qua mới đầu tư trở lại. Nhưng với giới đầu tư sành sỏi họ luôn biết chọn thời điểm để gom mua sản phẩm nhằm đón đầu dòng tiền sau khi hết dịch. Sky Oasis bắt trúng nhu cầu của tập khách hàng này", đại diện Ecopark nói thêm về lý do tung hàng trong dịch.

polyad
Phối cảnh hồ bơi chân mây tại dự án. 

Theo giới thiệu của chủ đầu tư, dự án căn hộ này thừa hưởng toàn bộ không gian xanh của Ecopark với diện tích mặt nước và cây xanh rộng 350.000 m2 của khu vịnh đảo. Bao quanh dự án là đường dạo bộ 5 giác quan, dài 9km bên Hồ Thiên Nga, với hàng chục đại công viên, làng Châu Âu, cầu Hoa, vườn dưỡng sinh, hàng chục vườn hoa, khu Picnic... Chưa kể nhiều hạng mục tiện ích vui chơi giải, trí mua sắm cao cấp phục vụ cư dân.
Tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải - Chuyên gia địa ốc của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM đánh giá, hiện xuất hiện 2 xu hướng đầu tư địa ốc trong mùa dịch của các nhà đầu tư kỳ cựu. Thứ nhất, đa số các nhà đầu tư sẽ hướng vào phân khúc bất động sản có nhu cầu ở thực, vừa túi tiền và xanh. Sau ô nhiễm môi trường, đến dịch bệnh, khiến nhu cầu về dòng căn hộ xanh, có không gian sống tốt cho sức khỏe, vừa túi tiền, phù hợp với nhu cầu ở thực sẽ tăng nhất là sau dịch. Thứ 2, đây là thời điểm các nhà đầu tư nói không với hoạt động lướt sóng, chỉ tập trung đầu tư dài hạn. Thực tế cho thấy trong nhiều thập kỷ biểu đồ giá địa ốc tại Việt Nam đi theo chiều hướng tăng dần đều, có hiện gãy sóng ở một số giai đoạn nhưng thị trường nhanh chóng lấy lại phong độ và tiếp tục gia tăng.
Vy Oanh

Hàng loạt chủ nhà rao bán nhà phố mặt tiền trung tâm với giá "giật mình"

Hiện nay, nhiều chủ nhà mặt phố khu trung tâm của Hà Nội đã đăng tin rao bán nhà, trong đó nhiều chủ nhà kèm dòng chữ “giá bán mùa COVID-19 có thương lượng”.

Hiện nay, nhiều chủ nhà mặt phố khu trung tâm của Hà Nội đã đăng tin rao bán nhà, trong đó nhiều chủ nhà kèm dòng chữ “giá bán mùa COVID-19 có thương lượng”. Chuyên gia bất động sản nhận định, khi các cá nhân, doanh nghiệp không đủ sức cầm cự qua khó khăn, việc bán đi tài sản sẵn có là điều buộc phải làm.
Đua nhau rao bán nhà mặt phố
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án, khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, doanh nghiệp từ bỏ mặt bằng và có hiện tượng nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp, chuyển nghề.
Bên cạnh đó, hiện nay có khá nhiều nhà phố trung tâm- thay vì đăng tin cho thuê đã chuyển sang rao bán, sang nhượng.
Anh Tuấn - chủ một toà nhà văn phòng ở phố Thái Hà (Hà Nội) cho biết, anh đang rao bán tòa nhà rộng 100m2 với giá 20 tỉ đồng. Anh quảng cáo toà nhà của mình nằm ở vị trí trung tâm, 7m mặt tiền, gần chợ, trường học, bệnh viện, giao thông thuận tiện đi đến các phố Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Cầu, Trần Quang Diệu, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng chỉ mất 5-10 phút.
Theo anh Tuấn, vào cùng thời điểm này năm ngoái, toà nhà của anh được định giá 20,3 - 20,5 tỉ đồng, nhưng nay do thị trường đang "chững" vì dịch COVID-19, giao dịch giảm nên buộc phải "hạ giá để nhanh sang tay".
"Căn nhà của tôi với đầy đủ nội thất, nhiều tiện ích vừa có thể ở, vừa làm văn phòng, khách sạn được. Hiện đang cho thuê gần 1,5 tỉ đồng/năm. Nếu thời điểm này năm ngoái, tôi không bán với giá 20 tỉ đâu. Nhưng nay, do ảnh hưởng của dịch, tôi phải "cắt lỗ" để bảo toàn dòng vốn của mình và chuyển hướng kinh doanh", anh Tuấn nói.



Nhấn để phóng to ảnh
Bên cạnh đó, trên nhiều hội nhóm mua bán bất động sản, các môi giới cũng đua nhau cắt lỗ đất nền tại Hà Nội, rao bán nhà phố mặt tiền trung tâm, mức giảm là 15% so với giai đoạn cuối năm 2019.
Đơn cử như một khách sạn trên phố Nguyễn Thị Định, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính đang được rao bán với giá 210 tỉ. Đây là khách sạn 3 sao gồm 105 phòng tiêu chuẩn. Tương tự, nhiều khách sạn tại quận Ba Đình, Hai Bà Trưng… cũng đang rao bán rầm rộ.
Các thông báo như: "Chính chủ bán nhà 9 tầng mặt phố Phạm Tuấn Tài, 145m2, 9 tầng giá 63 tỉ"; "Chính chủ bán nhà mặt phố quận Cầu Giấy, vị trí đắc địa, giá bán mùa COVID-19 có thương lượng"; "Giá giật mình, nhà mặt phố Đoàn Kết, Biên Giang, Hà Đông 47 triệu/m2, 196m2, 1.5 tầng"... xuất hiện nhan nhản trên các trang rao bán bất động sản.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những chủ nhà rao bán tài sản ở thời điểm này do không đủ sức cầm cự qua khó khăn. Rao thuê không được, nên phải rao bán, sang nhượng.
"Nếu không vay ngân hàng đầu tư vào căn nhà phố thì tôi cũng không rao bán nhà trong thời điểm này. Nhưng với tình hình hiện tại, khi dịch không biết khi nào kết thúc, khách thuê thì "chạy mất hút" nên buộc phải bán nhà", ông Nguyễn Văn Bình (quận Cầu Giấy) cho hay.
"Không cầm cự nổi, buộc phải bán nhà"
Nhận định về xu hướng bán nhà mặt phố trung tâm trong thời điểm dịch COVID-19, ông Trần Minh Nam - Giám đốc điều hành Công ty Bất động sản Tam Giác Vàng cho biết, nhà phố mặt tiền trung tâm là bộ mặt chính trong ngành cho thuê mặt bằng nên được chú ý và quan tâm đầu tiên.
"Do giá thuê nhà trung tâm rất cao, nên sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên khi bị tác động của thị trường và xã hội. Khi người thuê không đủ "lực" chắc chắn phải trả mặt bằng. Các cá nhân, doanh nghiệp không đủ sức cầm cự qua khó khăn, việc bán đi tài sản sẵn có là điều buộc phải làm", ông Nam nói.
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, trong thời gian tới, có thể thị trường sẽ chứng kiến các thương vụ mua bán và chuyển nhượng dự án, tài sản ở quy mô lớn. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội mua được những tài sản tốt với giá rẻ hơn so với giai đoạn trước.
"Hiện tại, một số nhà đầu tư tại các thị trường địa phương lại tìm được “lối thoát” bằng việc mua lại quyền vận hành khách sạn, nội thất với giá cực rẻ để “chờ thời” hết dịch", đại diện Savills cho biết.
Theo: Cường Ngô
Lao động